Trong bài viết sau đây, Ad sẽ review trực quan kinh nghiệm của mình về 1 số loại đất sét Nhật mình đã từng được trải nghiệm. Tổng quan trong bài viết sẽ đề cập với 4 thương hiệu đất sét nổi tiếng đó là : Đất Sét Nhật Thái, Luna, Grace và Cosmos.
Đất sét Cosmos là gì:
Đầu tiên mình sẽ nói về Cosmos. Cosmos còn được gọi là đất sét resin, do có thành phần nhựa thông trong đất sét.
Về đóng gói bao bì:
Đây là loại gói 250gr và trong 1 gói sẽ có 2 cục đất được bao bọc cẩn thận. Thật sự thì dòng đất này là đất tự khô, nên bọc như vậy sẽ rất tiện cho việc bỏ ra cất vô. Hoặc lỡ bạn xài không hết thì lúc đóng gói lại vẫn không sợ bị khô mất ( điểm cộng to lớn). Việc bảo quản như thế nào để giữ được đất thì sẽ nói rõ hơn trong bài viết khác hen.
Màu đất gốc sẽ là 1 màu trắng hoàn toàn .
Kết cấu Đất Sét Nhật là gì? thương hiệu Cosmos và lên màu:
Kết cấu của dòng Cosmos này khá mịn cũng như có tính đàn hồi. Khi mới lấy ra khỏi bao thì khá là dính tay nhưng lại không phải mềm quá đâu, loại này khá chắc tay là đằng khác, chỉ thua polymer clay thôi. Sau 1 hồi nhào nặn thì nó sẽ mềm ra hơn và bớt dính.
Còn về cách lên màu cho đất thì khá là dễ dàng, hầu như dòng air-dry clay, dòng tự khô của đất sét nhật đều như thế. Bạn có thể sử dụng màu acrylic hoặc màu dầu để trộn chung tạo thành màu mình muốn. Thường thì xài màu dầu để trộn còn acrylic để tô, vì màu dầu trộn đất mịn hơn còn acrylic trộn lại bị khô. Ngược lại, màu dầu tô thì khô quá lâu còn acrylic tô lại khô nhanh và chống nước tốt. Có lẽ vì màu trắng là màu của đất, nên khi bạn nhào trộn vô đất màu sau khi lên thì đa phần tông hơi nhạt, như màu pastel vậy. Còn nếu bạn muốn màu lên thật đậm hay sáng thì buộc phải cho thêm nhiều màu vào và cứ nhào đều tay. Nhưng nhớ là cho từ từ, từng chút từng chút cho tới khi nào ra màu bạn mong muốn. Đừng ham mà cho quá nhiều 1 lúc, thứ nhất là nó dính tay, thứ 2 nữa bạn sẽ nhào lâu làm đất khô nhanh và cuối cùng là có thể làm vỡ đất cho dư dầu.
Có 1 điều mà các bạn phải luôn ghi nhớ, rằng sau khi khô, đất sét tự khô sẽ luôn lên 1 tông màu so với ban đầu. Kích cỡ của sản phẩm sau khi khô, cũng có thể bị co lại 10 tới 15 % so với ban đầu vì thoát bớt hơi ẩm. Dòng đất sét tự khô air-dry clay này cũng có bán 1 số màu cơ ban trên thị trường như đỏ, xanh dương, vàng, xanh lá , nâu hoặc đen. Nếu các bạn lười pha màu thì mua loại có sẵn cũng được.
Nhận xét sơ bộ về đất sét Nhật Cosmos
Có thể nói chung chung về dòng tự khô air-dry clay là như thế, nhưng riêng với dòng Cosmos này thì cũng có 1 số những đặc điểm mà sau khi thử nghiệm thì mình thấy vầy. Mình cảm thấy dòng này khô mày khá nhanh, nghĩa là trong thời gian đợi khô thì tuy sản phẩm mình vẫn có thể bóp được, thậm chí nhào ra được, nhưng cái bề mặt bên ngoài đã bị khô cũng như bị bể nứt khi mình nhào. Nên nếu bạn nào có ý định thử xài loại này mà làm thêm mấy cái họa tiết cho bánh trái này nọ thì buộc phải nhanh tay chút, hoặc làm khuôn ịn luôn vào cho nhanh. VÀ đương nhiên là làm nhiêu lấy bấy nhiêu nha các bạn, vì nó mau khô lắm! Bên cạnh đó thì loại đất này cũng khá là dẻo, mình xài cảm giác như đang nặn nhào bột mì ( loại nhào làm bánh mì hoặc sợ mì ý). Cái tính đàn hồi này theo Ad nếu mấy bạn tạo chi tiết thì hơi khó chút. Mỗi lần ấn vô tạo hình hay nhấn nhá thì phải sâu và mạnh tay tí, nếu không thì những chỗ mấy bạn tạo hình sẽ bị phồng lên lại như cũ hoặc không thấy rõ được những chi tiết bạn đã làm. Cùng với đó là đảm bảo mấy chi tiết đó thật hoàn chỉnh, chỉnh chu, độ nhấn sâu vừa đủ trước khi nó khô hoàn toàn.
Bạn vẫn có thể nhào lại nếu bề mặt nó có khô chút đỉnh, vì khi mới khô thì lớp bên torng vẫn ẩm nên nhào thì nó phá vỡ được kết cấu khô bên ngoài. Vẫn không sao! Nhào càng lâu thì độ dính càng giảm, điều hiển nhiên là nó đã bắt đầu khô lại rồi.
Ép khuôn bằng đất sét Cosmos của Nhật:
Cosmos là dòng hơi bị được cho vụ ép khuôn này. Ban đầu mới nó có phần hơi dính, bạn có thể cho tí kem ủ đất (vaseline) hoặc dầu em bé bôi trơn phần khuôn, rồi cứ thế ịn sau đó lấy ra. Được bôi trơn thì phần lấy ra cũng sẽ dễ dàng hơn. Và hãy luôn tâm niệm không bao giờ được quên, rằng cái gì nhiều quá cũng không tốt. Cò nhiều bạn cứ sợ dính xong lại cho quá nhiều dầu hay kem ủ thì thật là sai lầm. Bỏ quá nhiều dễ trơn chợt lúc ép khuôn, hoặ làm cho cục đất cứ bóng lưỡng lên mà không khô được.
Nếu bạn xài mấy khuôn mà có độ chi tiết cao thì cũng đừng quá lo lắng, đất sét cosmos sẽ bưng bê y xì ra cho bạn.
Sau khi khô
đất sét dòng này (nếu không trộn màu) sau khi khô sẽ hơi trong chứ không đục sệt màu. Nên nếu bạn muốn nó có màu trắng tin thì buộc phải trộn thêm màu vô. Thường thì nó phải mất tới 2 3 ngày mới khô hoàn chỉnh.
Đất Cosmos có thể làm ra được nhiều sản phẩm khác nhau, như các loại minifood. Đặc biệt làm làm kẹo giả, vì sau khi khô thì thành phẩm rất mịn, nhìn rất giống kẹo thật. Ngoài ra kho đã khô hoàn chỉnh thì đất rất cứng và bền.
Pha màu và tô màu cho đất sét Cosmos Nhật Bản
Ad đã thử 2 cách tô màu khác nhau lên dòng Cosmos nhật này. 1 là cọ 2 là miếng mút. Và cả 2 cách đều ra thành phẩm cực kỳ hay ho! Ad hơi bị thích! Bên cạnh đó thì đất này không có chống nước, nghĩa là bạn tô màu lên nó hấp thụ rất nhanh.
về cách dùng cọ:
Theo kinh nghiệm sương máu của Ad, thì để cho việc lên màu Acrylic được đẹp, Ad thường làm loãng bớt màu bằng nước, sau đó Ad mới tô từng lớp từng lớp 1 lên.
Về cách dùng miếng mút:
Cũng không khác gì mấy cách trên. Mình dùng mút thấm từng lớp lên cho đẹp.
Tạm thời kết thúc review sơ bộ về loại đất nhật sét Cosmos (theo dõi bài tiếp theo về đất Grace nha)
CHI NHÁNH CÔNG TY ĐẤT SÉT NHẬT THÁI
- Tổng đài mua lẻ: 0909.009.620
- Hỗ trợ kỹ thuật: 0961.810.901
- Mua buôn, mua sỉ : 0909.009.620
- Kho hàng HCM: 174 Bùi Thị Xuân P3 Quận Tân Bình
- Kho hàng HN: Phạm Văn Đồng, P. Xuân Đỉnh, Q. Bắc Từ Liêm